Thiết kế bê tông cấp phối

Thiết kế cấp phối bê tông là tính toán xác định tỷ lệ giữa các vật liệu cấu thành bê tông (xi măng, phụ gia khoáng, cốt liệu nhỏ, cốt liệu lớn, nước và phụ gia hóa học) từ đó thành lập một cấp phối hợp lý.

Từ đó khi thi công, bê tông đạt được các chỉ tiêu kỹ thuật và đồng thời đảm bảo tính an toàn, kinh tế của kết cấu bê tông sau này.

Thiết kế cấp phối bê tông
Thiết kế cấp phối bê tông

 1. Dữ liệu cần biết trước khi thiết kế cấp phối

a. Yêu cầu về bê tông: Mác bê tông (cường độ nén theo tuổi), yêu cầu Mác chống thấm và khả năng chống xâm thực, chống mài mòn…

b. Yêu cầu về điều kiện thi công: Hình dạng kết cấu, kích thước, mật độ cốt thép. Thời gian cần thi công (vận chuyển, đổ hỗn hợp bê tông vào kết cấu), nhiệt độ môi trường, phương tiện vận chuyển hỗn hợp bê tông, phương tiện để đổ bê tông (bằng cẩu hoặc bằng bơm)…

c. Yêu cầu về vật liệu chế tạo bê tông

  • Xi măng: Loại, cường độ thực tế, khối lượng riêng,….
  • Phụ gia khoáng hoạt tính: Loại, độ mịn, hoạt tính, khối lượng riêng,…
  • Cát: Loại, mô đun độ nhỏ, khối lượng riêng,…
  • Đá dăm: Loại, đường kính hạt lớn nhất (Dmax), khối lượng riêng, khối lượng thể tích xốp (đổ đống), độ hổng,…
  • Phụ gia siêu dẻo giảm nước: Loại phụ gia, lượng dùng, khả năng giảm nước, khả năng làm chậm ninh kết và khả năng duy trì độ linh động theo thời gian.

2. Quy trình thiết kế cấp phối bê tông

Quy trình thiết kế thành cấp phối bê tông được tiến hành theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Xác định yêu cầu về các chỉ tiêu kỹ thuật mà hỗn hợp bê tông và bê tông cần đạt được; Xác định các yêu cầu về điều kiện thi công và các đặc tính của vật liệu dùng để chế tạo bê tông.
  • Giai đoạn 2: Tính toán thiết kế cấp phối bê tông, tiến hành thí nghiệm trong phòng rồi điều chỉnh cấp phối hợp lý để đạt được các yêu cầu kỹ thuật đề ra như đã xác định ở bước 1.
  • Giai đoạn 3: Thí nghiệm điều chỉnh cấp phối bê tông theo điều kiện thực tế tại hiện trường.

3. Lưu ý khi thiết kế cấp phối bê tông

a. Cấp phối bê tông cần lưu ý:

1. Phải kiểm tra hồ sơ năng lực trạm trộn bê tông để chấp thuận đơn vị cung cấp. Cần thiết phải đến trạm trộn bê tông để kiểm tra thực tế dây chuyền công nghệ, các hệ thống máy móc hỗ trợ như máy làm lạnh nước, tháp giải nhiệt…; năng lực, khoảng cách từ trạm bê tông đến công trình…
2. Kiểm tra thiết kế cấp phối của trạm trộn bê tông, trong đó có phẩm chất và nguồn gốc xuất xứ của các vật liệu đầu vào… có phù hợp với yêu cầu thiết kế.
3. Trong quá trình cấp đổ bê tông, tại hiện trường bạn cần kiểm tra độ sụt và lấy mẫu để nén và các thí nghiệm nén bê tông khác nếu có yêu cầu đặc biệt theo quy trình.

b. Lưu ý

Đối với các bê tông đặc biệt (ví dụ xi măng bền sun phát), nếu nghi ngờ bạn có thể kiểm tra độ xuất trạm trộn bê tông việc sử dụng xi măng của họ.
Kiểm tra mác bê tông của TVGS phải dựa trên mẫu tại hiện trường.  Tốt nhất mẫu có cả các bên ký nhận (đơn vị cung cấp, nhà thầu thi công và tư vấn giám sát). Khi ép mẫu cũng có các bên này chứng kiến và ký kết quả thô. Ép 7 ngày để dỡ giàn giáo, 28 ngày để nghiệm thu chính thức.
Hệ số hao hụt: Là hệ số tính đế bê tông bị mất đi trong quá trình sản xuất, vận chuyển. Thi công Nhằm đảm bảo bê tông cấp đến công trình đủ theo thiết kế. Hệ số này phụ thuộc công nghệ thi công.

>>> Phòng Thí nghiệm VLXD và Kiểm định chúng tôi chuyên tư vấn thiết kế cấp phối các loại bê tông đảm bảo tiêu chuẩn và kiểm tra cường độ bê tông bằng phương pháp khoan rút lõi hiện trường, nén kiểm tra cường độ bê tông… Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn.

 Quý Khách hàng có nhu cầu Thí nghiệm Vật liệu Xây dựng, Kiểm định Nhà ở/ Công trình/ Kiểm định nâng tầng….  hãy liên hệ ngay cho chúng tôi:

 PHÒNG THÍ NGHIỆM VLXD và KIỂM ĐỊNH CÔNG TRÌNH LAS – XD780

Điện thoại: 0962 121 855

Website:  https://laskdxd.com/

Email:  laskdxd@gmail.com

Địa chỉ: Tổ 12, đường Hồ Tùng Mậu, Phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội